Bất động sản 24h

Lễ nhập trạch và mọi thủ tục về nhà mới bạn cần biết

06/06/2017

Mua nhà mới, chuyển nhà mới, sửa nhà hay xây nhà là một việc to lớn trong cuộc đời mỗi người. Vậy nên việc cúng nhập trach như thế nào cho đúng là mối quan tâm của hầu hết mọi người

Cùng chủ đềKhông gian sống - Phong thủy

Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt. Là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua.

Khi làm đúng nghi thức chuyển nhà mới thì gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm về mặt tinh thần, mang lại niềm tin trong cuộc sống, điều đó thật tốt đẹp, như một bước chạy đà cho gia chủ khi sinh sống tại nơi ở mới. Chính vì vậy, những thủ tục cần thiết khi bước chân về nhà mới, nhất là văn khấn nhập trạch là những điều được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn các thủ tục chuẩn bị lễ cũng như bài văn khấn nhập trạch hay và đúng nhất để các bạn tham khảo.

 

Những công việc cần hoàn thiện trước khi nhập trạch

Trước khi làm lễ nhập trạch gia chủ cần đảm bảo hoàn thiện trước những việc như xây bếp, đặt bàn thờ, chuẩn bị gạo nước, có những đồ dùng tượng trưng như bàn ghế, chiếu hay chổi,... Trong lễ này, không quan trọng những người trong nhà cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên cầm đồ mang vào chứ không nên đi tay không. Người trong gia đình ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể đi vào không phân biệt, hay kiêng kỵ. Lưu ý, bàn thờ trong nhà mới bày trí tối thiểu có bát hương đã tự bốc ít nhất trước giờ làm lễ khoảng từ 1-2 tiếng, đầy đủ đồ cúng như hoa, quả, nước,... không cần quá cầu kỳ.

Bàn thờ đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy thuộc vào tọa hướng nhà thực tế. Ví dụ như:

Tọa hướng bếp - bàn thờ: Cấn - Khôn Tây Nam, Đông Đông

Tọa hướng Tây Nam Dần - Thân Tây Nam, Đông Đông

Tọa hướng Tây Nam Giáp - Canh Đông

Tọa hướng Bắc Tây Nam Mão - Dậu Nam, Tây,...

Với bất kỳ vị trí bàn thờ ở đâu trong những hướng trên cũng đảm bảo nguyên tắc “Nhất vị Nhị hướng”. Bàn thờ không quay thẳng ra cửa, hay hướng nhà kho hoặc nhà vệ sinh.

Chuẩn bị thực hiện nghi thức nhập trạch phải chọn đúng giờ đun nước để kích hoạt những trường khí tốt tại khu bếp và thắp hương ở bát hương thần linh cắm trước. Sau đó chuẩn bị văn khấn nhập trạch.

Nghi thức của lễ nhập trạch - Cúng nhập trạch

Những nghi thức mà khi dọn về nhà mới gia chủ cần tuân thủ tuyệt đối là:

Đốt nến: Đầu tiên bạn cần đốt một cây nến và đặt ở góc nhà hướng Đông Nam và theo dõi ánh lửa. Cần tránh gió lùa ảnh hưởng tới hướng nến. Việc đốt nến sẽ cho ta những xác định về ngôi nhà có độ ẩm thế nào, có khí xấu không và kiểm soát được khí lưu trong căn nhà.

Khấn đúng bài văn khấn nhập trạch và cúng những lễ vật nhập trạch nhà mới

Chọn những ngày giờ tốt để tiến hành dọn vào nhà mới

Tự tay gia đình dọn chuyển mang đồ đạc vào trong nhà mới

Những bài vị cúng tổ tiên, gia thần thì do gia chủ tự mình cầm đến nhà mới

Người xung quanh khi đi vào sau gia chủ cầm theo một chút tiền lẻ

Lựa chọn thời gian tốt nhất chuyển tới nhà mới là buổi sáng hoặc buổi trưa, hoặc buổi chiều không nên chuyển nhà vào buổi tối.

Các bước thực hiện cúng nhập trạch đúng cách diễn ra tuần tự như sau:

Bước 1: Khi vào trong căn nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu (hoặc một cái đệm) đang sử dụng.

– Tiếp đó, gia chủ mang tiếp bếp vào. Có thể là bếp gas hoặc bếp lửa dầu nhé. Chúng ta Không nên mang bếp điện, vì bếp điện chỉ có tinh mà không có tướng có nghĩa là chỉ có nhiệt chứ không có ngọn lửa. một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của. Thêm vào đó là mang những vật dụng khác trong ngôi nhà vào.

Bước 2: Lễ vật cúng được gia chủ bày biện chu đáo để lên bàn, mâm cúng và kê theo hướng đẹp với gia chủ.

Bước 3: Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang. Nếu nhà bạn chưa bốc bát hương thì có thể làm tạm thời ( bằng cốc gạo hoặc 1 khoanh cây chuối..v….v…). Việc bốc bát hương và hỏi vị trí đặt bàn thờ (hướng nào, chiều cao từ mặt đất lên, chiều ngang, chiều dài của bàn thờ…) thì có thể làm sau. Việc này lên chùa để hỏi cho cẩn thận, và cũng nhờ nhà chùa bốc bát hương.

Bước 4: Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng và bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. ( Tham khảo nội dung bài văn khấn ở bên dưới bài viết).

Bước 5: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích là để khai bếp).

Trên đây là 5 bước cơ bản cần thực hiện và theo trình tự, việc khấn cúng nhập trạch về nhà mới không mất quá nhiều thời gian nhưng mang yếu tố tâm linh rất quan trọng. Sau khi hành lễ xong có thể tiến hành dọn dẹp và làm lễ hóa vàng. Mọi thủ tục đã xong xuôi các gia chủ có thể an tâm sinh sống, ổn định làm ăn, ngày rằm ngày tết… dâng hương, bánh kẹo, hoa quả… thờ cúng tổ tiên cầu phúc, cầu tài, ở hiền gặp lành…

Nội dung bài văn khấn nhập trạch

Kính lạy:

- HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.

- CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

 

Batdongsan24h.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC