Bất động sản 24h

Top nữ đại gia "hét ra lửa" làng địa ốc Việt

23/07/2016

Những nữ đại gia xinh đẹp, tài giỏi dưới đây khiến giới địa ốc nể phục bởi tài kinh doanh và lãnh đạo của mình...

Nữ đại gia Lê Thị Thúy Ngà- Chủ tịch tập đoàn Nam Cường

Top nữ đại gia "hét ra lửa" làng địa ốc Việt - 1

Bà Lê Thị Thúy Ngà – Chủ tịch tập đoàn Nam Cường, một doanh nhân kín tiếng nhưng lại là "người đàn bà thép" trong giới kinh doanh.

Nữ đại gia Lê Thị Thúy Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường sau khi chồng bà là doanh nhân Trần Văn Cường qua đời đầu năm 2010. Ông Trần Văn Cường từng là doanh nhân tiêu biểu năm 2007. Theo thông báo của doanh nghiệp và gia đình, ông Cường qua đời trước ngưỡng tuổi 53 sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Bà Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Nam Cường với tất cả tài sản, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch cũ và cùng các con tiếp tục đưa Nam Cường phát triển đến ngày nay.

Bà Lê Thị Thúy Ngà ít xuất hiện trước báo giới vì vậy tên của bà cũng khá xa lạ với công chúng. Tuy nhiên, những thông tin ít ỏi về vị nữ tướng trong ngành bất động sản này cũng cho thấy bà là một minh chứng điển hình cho người phụ nữ hiện đại vừa giỏi việc kinh doanh lại quán xuyến mạnh mẽ trong gia đình.

Trong số tháng 1/2014, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh các ngân hàng nổi tiếng như Sacombank, ACB, tập đoàn Vingroup… tập đoàn Nam Cường cũng được vinh danh. Đây là một tập đoàn có gần 30 năm kinh nghiệm kinh doanh trong ngành bất động sản. Danh sách này được đưa ra với mục đích ghi nhận và giới thiệu sơ khởi chân dung của một số gia đình kinh doanh có ảnh hưởng lớn.

Tính đến tháng 5/2015, vốn điều lệ của tập đoàn Nam Cường đạt 4.500 tỷ đồng. Riêng cá nhân bà Lê Thị Thúy Ngà sở hữu cổ phần xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, chiếm 88,86% cổ phần.

Tập đoàn Nam Cường xuất phát từ tổ hợp dịch vụ vật tư nông nghiệp và vận tải Xuân Thủy năm 1985, đầu tư các dự án chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương. Tháng 8/2009 chính thức đổi tên là CTCP Tập đoàn Nam Cường.

Tập đoàn này là chủ đầu tư của các khu đô thị nổi tiếng như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương.Trong hệ thống khách sạn của tập đoàn Nam Cường, hiện có 2 khách sạn đang hoạt động kinh doanh gồm: khách sạn Nam Cường Hải Phòng (4 sao) mở cửa đón khách từ năm 1998; khách sạn Nam Cường Hải Dương (4 sao) mở cửa đón khách từ năm 2006.

Ngoài ra, Tập đoàn hiện đang triển khai hàng loạt các dự án khách sạn quốc tế tầm cỡ từ 4 - 5 sao tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Hòa Vượng (Nam Định), Dương Nội (Hà Đông), Phùng Khoang (Hà Nội)...

Bà Hương Trần Kiều Dung: CEO Tập đoàn FLC

Top nữ đại gia "hét ra lửa" làng địa ốc Việt - 2

Đảm nhiệm vai trò CEO của một doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu lên tới 5.000 tỷ đồng, có tới hàng chục nghìn cổ đông, tổng mức đầu tư các dự án lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng…, chắc chắn phải là người đặc biệt, có thể là gai góc. Nhưng nhiều người đã ngạc nhiên, bởi trái với những dự báo ban đầu, tân CEO của FLC có tuổi đời còn khá trẻ, sở hữu gương mặt khả ái và đầy nữ tính.

Thế nhưng, những ai quan tâm sâu hơn một chút, nhìn vào hồ sơ của chị và đặc điểm nhân sự, cũng như định hướng phát triển của FLC sẽ không cảm thấy ngạc nhiên. Phần lớn đội ngũ nhân sự cấp cao của FLC đều là những người được đào tạo ban đầu ở chuyên ngành luật và có kinh nghiệm làm kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Sinh năm 1978, Hương Trần Kiều Dung là tiến sĩ luật quy hoạch xây dựng tại Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV (Pháp), với hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.

“Được đào tạo chuyên sâu và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực luật đã giúp tôi, cũng như các đồng nghiệp khác tại FLC thấu hiểu môi trường pháp lý của Việt Nam; đồng thời, qua công việc tư vấn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, chúng tôi học được cách nhìn nhận và nắm bắt cơ hội.

Cũng nhờ nắm chắc hệ thống văn bản pháp lý, FLC có thể dự báo được các thay đổi về cơ chế, chính sách, từ đó nắm bắt được các cơ hội đầu tư, kinh doanh, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý. Đây là một trong những nhân tố đã góp phần tạo nên thành công của Tập đoàn thời gian qua”, vị nữ doanh nhân địa ốc này chi sẻ.

Giai đoạn 2010 - 2014, khi thị trường bất động sản đóng băng, lúc công chúng đầu tư nhìn thị trường như… mắc bệnh truyền nhiễm, thì cũng là lúc FLC bắt tay vào kế hoạch M&A các dự án, với thuận lợi lớn nhất là có tài sản và chưa vay nợ gì, cùng kinh nghiệm tư vấn lâu năm và am hiểu thị trường.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Tập đoàn FLC lần lượt sở hữu các dự án quy mô lớn, có tính đón đầu thị trường cao, như FLC Garden City, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Twin Towers tại 265 Cầu Giấy (Hà Nội); đồng thời phát triển nhiều dự án quy mô lớn khác, như Quần thể dự án FLC Sầm Sơn, FLC Complex Thanh Hóa, Khu công nghiệp FLC Hoàng Long, Tổ hợp sân golf tại Quảng Bình, FLC Quy Nhơn, các dự án khu công nghiệp khác tại Vĩnh Phúc, Quảng Bình…

Đảm nhiệm vai trò kiến trúc sư trưởng của một hệ thống lên tới hàng nghìn nhân viên, với quy mô tài sản khổng lồ, nhưng trong con mắt của mình, chị Dung lại cho rằng, mình chỉ “may mắn là một mảnh ghép phù hợp trong chuỗi hệ thống của FLC. Tổng giám đốc cũng là một nghề và ở FLC, mọi người đều như nhau ở trách nhiệm, phải làm tốt nhất vị trí công việc của mình để hệ thống được hoạt động thông suốt, hiệu quả và phát triển bền vững”.

Bà Nguyễn Thị Nga

 

Bà Nga sinh năm 1955, là người Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà Nga đã học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ). Vừa qua, bà Nga là một trong 3 nữ doanh nhân Việt lọt vào danh sách phụ nữ quyền lực nhất châu Á. Theo Forbes, tài sản bà Nga chủ yếu đến từ lĩnh vực ngân hàng, , nghỉ dưỡng và bán lẻ.

Bà Nga cũng là Chủ tịch của Tập đoàn BRG, một tập đoàn lớn với 13 công ty thành viên cùng hàng chục dự án. Thực tế, ngoài SeABank, Công ty chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities), Sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), Khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), Khu vui chơi và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), Khách sạn Hilton Hanoi Opera, Khách sạn Hilton Vineyard Inn, Khách sạn Sông Nhuệ... cũng nằm trong danh sách những công ty thành viên của tập đoàn này.

Ngoài ra, Tòa nhà văn phòng cao cấp Oriental Tower, Khu căn hộ Oriental Palace, Showroom Honda Ôtô Tây Hồ, Honda Ôtô Hải Phòng, Dự án Thung lũng Nữ hoàng và còn loạt dự án đang và sẽ triển khai như Oriental Vineyard, Oriental Plaza, Oriental Sun, Oriental Pearl, Oriental West Lake… đều dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Nga. Tuy nhiên, khi hỏi bà về bí quyết thành công, bà Nga cho rằng mình mới chỉ thành công chút ít và đó là do dám làm và may mắn.

Bà Nguyễn Thị Như Loan

Top nữ đại gia "hét ra lửa" làng địa ốc Việt - 4

Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960 hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, sở hữu số gần 500 tỷ đồng. Bà luôn nằm trong top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán, top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2013 và là nữ đại gia bất động sản có tiếng ở trong nước.

Năm 1994, bà thành lập Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường, 13 năm sau, đổi tên thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Sự thành công của Quốc Cường Gia Lai trong lĩnh vực bất động sản đã đem lại cho doanh nghiệp con số lợi nhuận khổng lồ, năm 2007, tài sản ước tính của bà dao động từ 1 đến 2 tỷ USD. Bà Như Loan chia sẻ: “Trước đây, tôi chưa giờ nghĩ là mình sẽ bất động sản, đây là bước đi bất ngờ trong cuộc đời tôi, nhưng bây giờ tôi rất yêu nghề này.”

Mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thử thách, tính cạnh tranh khốc liệt của nhưng với cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, trí thông minh, bà tự tin lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, thủy điện, trồng cao su,… và gặt hái được nhiều thành công vang dội.

Bà Huỳnh Thị Bích Ngọc

Trước khi giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín kiêm Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), bà Bích Ngọc từng khuynh đảo ngành mía đường với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Thành Thành Công.

Thời gian đầu, công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín chuyên các dịch vụ quảng cáo, pháp lý nhà đất và môi giới bất động sản; mãi đến năm 2004, thị trường bất động sản có những biến chuyển mạnh mẽ, bà Bích Ngọc quyết định tận dụng cơ hội hợp tác kinh doanh các khu . Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của “nữ hoàng mía đường” đang triển khai nhiều dự án lớn có quy mô lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Cá nhân bà Bích Ngọc đang sở hữu tổng tài sản có giá trị 34,6 tỷ đồng bao gồm gần 676 nghìn cổ phiếu BHS tương đương 2,25% cổ phần Đường Biên Hòa và 1,5 triệu cổ phiếu SBT tương đương 1,17% cổ phần Bourbon Tây Ninh. Dù có địa vị, quyền lực trên thương trường nhưng đối với bà một gia đình hạnh phúc, con cái hiếu thảo và thành đạt mới là điều mà bà lòng nhất về cuộc sống hiện tại.

Nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp

Top nữ đại gia "hét ra lửa" làng địa ốc Việt - 6

Công ty TNHH Bất dồng sản Diệp Bạch Dương do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc. Bà Diệp là doanh nhân nổi tiếng, được mệnh danh là bà trùm bất động sản ở đất Sài thành.

Bà Dương Thị Ngọc Diệp là một nữ doanh nhân đi lên từ hai bàn tay trắng. Sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1954 bà là một trong số con em cán bộ miền Nam được chọn ra miền Bắc học tập. Thời bao cấp, bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán kinh doanh trong khối doanh nghiệp Nhà nước.

Đến đầu những năm 80, bà xin nghỉ chế độ chính sách. Lúc đó, tài sản của gia đình bà chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bán lại căn hộ của chính mình. Thấy có lãi bà tiếp tục săn lùng nhà cũ rồi sửa sang lại và bán.

Có được số vốn trong tay hàng ngàn lượng vàng, bà Bạch Diệp đến các khu biệt thự trong thành phố, nếu ai bán nhà, bất cứ lớn nhỏ bà cũng mua ngay. Bắt đầu mua, bán bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã đã sở hữu hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu.

Bà Diệp từng : “Thật không ai tin được, vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, chuyện mua bán nhà cửa lại rẻ mạt và dễ dàng đến thế. Mà thời kỳ bao cấp rất ít người nghĩ đến chuyện buôn bán kinh doanh bất động sản…”.

Hiện tại, bà Diệp là một tên tuổi có tiêng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vẫn đang ấp ủ hàng loạt những dự án tầm cỡ quốc tế, dù tuổi đã ngoài 60.

Theo 24h

Batdongsan24h.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC