Bạn cũng nên tìm hiểu mức giá của các loại hình nhà đất khác nhau như đất mặt tiền đường lớn, đất trong hẻm… để dễ dàng so sánh và đàm phán khi trao đổi với người bán. Từ những thông tin thu thập được, bạn có thể trả giá bằng nguyên tắc khuyến mãi đang áp dụng trên thị trường với mức giảm trong ngưỡng 10-35%. Lý tưởng nhất là đè chào giá ở biến độ lớn nhất có thể.
- Nắm bắt tâm lý người bán
Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi, hãy cố gắng nắm bắt tâm lý người bán để thương lượng với người bán một cách có lợi và hiệu quả nhất. Chẳng hạn, người bán có dễ tính không, tính cách có cởi mở, lý do khiến họ bán đất…
Mức giá mà bạn thương lượng được phụ thuộc một phần vào lý do bán. Nếu người bán cần bán gấp vì bất cứ lý do gì như cần tiền hay phá sản thì lợi thế thuộc về người mua. Mặt khác, việc xác định động cơ bán cũng giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị lừa. Với những lý do bán không rõ ràng thì bạn cần kiểm tra lại thông tin mảnh đất muốn mua xem có yếu tố bất ổn nào không rồi mới quyết định. Đừng vì người bán đưa ra mức giá quá rẻ mà vội vàng mua.
- Che giấu cảm xúc cá nhân
Người mua cũng nên tránh bộc lộ nhiều cảm xúc trong quá trình đàm phán giá. Cho dù rất thích mảnh đất này thì cũng không nên khen căn nhà, tránh lộ tâm lý đã ưng mà hãy thể hiện rằng bản thân không quá mặn mà, từ đó bạn có thể tiếp tục yêu cầu hạ giá xuống đôi chút so với mức giá ban đầu mà người bán đưa ra. Tuy vậy, cũng cần tránh chê bai quá đà vì sẽ khiến người mua phật ý và muốn hủy bỏ giao dịch với bạn.
- Lựa chọn thời điểm xem đất
Ít ai biết rằng thời điểm xem nhà lại có ảnh hưởng đến kết quả của quá trình đàm phán giá nhà đất. Nhiều người mua nhà đất sành sỏi thường đi xem đất vào những ngày có mưa rào, vào giờ cao điểm để đánh giá chính xác mức độ thoát nước và xem khu đất có bị ô nhiễm tiếng ồn, đường vào có bị ách tắc hay không.
- Chỉ ra các điểm trừ của mảnh đất
Hãy vận dụng đòn tâm lý bằng cách chỉ ra những nhược điểm của mảnh đất nhằm tăng ưu thế của mình khi đàm phán giá. Để làm được như vậy, người mua cần nghiên cứu những kiến thức cơ bản về phong thủy hoặc nếu có thể thì nên nhờ người có hiểu biết về phong thủy đi cùng để bắt được lỗi phong thủy của mảnh đất. Khi tìm được lỗi phong thủy như đường đâm, bãi rác, hố ga, bốt điện, ngập lụt… Hãy vin vào đó để trả giá căn nhà thấp hơn từ 10-30% so với bình thường.
Tiếp theo, hãy đánh giá tình trạng của mảnh đất: đường vào, môi trường sống, tiện ích xung quanh. Đừng ngần ngại chia sẻ lo ngại của bản thân về tất cả những nhược điểm đó với chủ nhà.
- Kéo dài thời gian thanh toán
Từ quá trình quan sát các giao dịch trên thị trường, các chuyên gia bất động sản đàm phán được thanh toán chậm cũng là một kinh nghiệm trả giá khi mua đất. Nguyên nhân là do bất động sản tăng giá theo thời gian và thời gian thanh toán càng lâu thì người mua đang chiếm dụng được một phần nguồn vốn để đầu tư giúp tiền đẻ ra tiền.
- Lấy giá bình quân
Nếu đôi bên đều chưa tìm được mức giá vừa ý, người mua hãy áp dụng quy tắc ngã giá trung bình. Đây là quy tắc sau cùng. Theo đó, giá của bên bán và bên mua công lại chia đôi sẽ ra một mức giá được coi là thuận mua vừa bán.
Chẳng hạn, bên bán đưa ra mức giá 1,9 tỷ đồng, trong khi bên mua mong muốn giảm xuống 1,7 tỷ đồng thì giá trung bình là 1,8 tỷ đồng. Bạn có thể đề nghị người bán chấp nhận mức giá này và bày tỏ thiện chí muốn mua.
- Thỏa thuận các chi phí sang tên đất
Khi cả hai bên đã nhất trí với một mức giá hoặc trong trường hợp người mua quá cứng nhắc khi thương lượng giá cả thì một kinh nghiệm trả giá khi mua đất để số tiền bỏ ra thấp nhất là hãy đề cập đến chi phí sang tên đất. Tùy vào thái độ và hoàn cảnh của người bán, bạn có thể đề nghị họ chịu phần chi phí này, nếu bạn là người chịu thì hỏi bên bán có thể giảm giá thêm được không.
Ngoài những kinh nghiệm trả giá khi mua đất, người mua cần bổ sung thêm các kỹ năng mềm như thương lượng với thái độ vui vẻ, tạo bầu không khí thân thiện, ngầm chứng minh được mình chính là khách hàng thiện chí nhất… để gia tăng tỷ lệ thành công cho cuộc đàm phán.