20/04/2017
Cùng chủ đề: Không gian sống - Phong thủy
Theo sử sách Trung Quốc, Phạm Lãi giúp Câu Tiễn phục quốc, trải bao tù đày, khổ nhục, nếm mật, nằm gai, cuối cùng đã đánh bại Phù Sai, rửa được cái nhục lớn ở núi Cối Kê. Nhưng, trong bữa tiệc lớn mừng chiến thắng, Câu Tiễn lại không vui. Nhìn vẻ mặt khó đăm đăm ấy, Phạm Lãi biết Câu Tiễn không muốn phân chia quyền lợi cho các đại thần. Lại nữa thấy tướng Câu Tiễn môi dài, mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công nên Phạm Lãi bỏ Câu Tiễn mà đi.
Ông tổ của làng tôi đã chọn cho làng một thân đất cao ráo, mưa lớn không ngập úng, hạn lớn không khô kiệt, lại gần chợ, gần sông nên con cháu bao đời nay đều no đủ, sung túc.
Những ví dụ về chuyện chọn đất mà nên việc lớn xưa nay rất nhiều, không kể hết được. Song, để chọn được đất tốt, nhất định phải biết thuật phong thủy (khoa địa lý). Đây là một vấn đề kỳ diệu mà phức tạp, trong đó cái khoa học và sự nhảm nhí chỉ cách nhau có một sợi tóc.
Nói về thuật phong thủy, người Tầu đã có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Giữa cảnh phồn hoa đô hội, dòng người nườm nượp chảy trên đường phố, có một lão hành khất gầy như que củi, quần áo rách bươm, toàn thân run rẩy, đang rao bán quyển “Phương thức thần bí làm giàu”, một người qua đường hỏi:
– Đã có phương thức thần bí làm giàu trong ba ngày thì tội gì cụ đứng nhăn nhó trong gió rét như vậy. Cụ đừng bán cuốn bảo bối này đi mà trước hết nên làm no bụng mình đã.
– Người Tầu vốn thâm hậu. Họ viết ra cả một đống sách về khoa địa lý, nào là long mạch, sinh khí, nào là đất đế vương, đất quan lộc… Song, họ cũng đặt ra câu chuyện ngụ ngôn như tôi vừa dẫn ở trên để nhắc người đời sau rằng, khi nghiên cứu thuật phong thủy luôn phải biết phê phán, bởi các thầy địa lý vốn hay khoa trương, nói quá để hù dọa người đời.
– Nhưng, quả thật có thuật phong thủy và có môn học địa lý. Nếu Phạm Lãi không biết chọn đất Đào là nơi giao hội những con đường buôn bán lớn thì dù ông có tài buôn bán đến mấy cũng không thể giàu sang phú quý được.
Phong thủy là một hệ thống lý luận đánh giá cảnh quan, tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc
Vùng đất này như là một lòng chảo tụ khí, đất thường hơi ẩm, cây cối xanh tươi. Sống ở trong môi trường như vậy con người sẽ khỏe mạnh, trí óc sáng suốt, nhân tài lộc phát triển.
Có nghĩa là ở những nơi có núi bao vòng, nước uốn cong thì sẽ tụ khí rất tốt để xây dựng nhà cửa. Cách đây gần 1000 năm Lý Công Uẩn đã chọn vùng đất tụ khí nằm bên phải dòng sông Hồng, ngay chỗ dòng sông uốn lượn hình vành tai để làm cố đô.
Trường khí ở đây bao gồm Thiên khí và địa khí tốt. Thiên khí tốt là vùng đất tụ khí như ở trên và không bị ô nhiễm không khí. Địa khí tốt là vùng đất không bị ô hiễm đất và nước.
Tín hiệu đất có trường khí dễ nhận biết đó là đất tụ được không khí trong lành , cây cối luôn xanh tốt .Đất dưới chân núi thường có trường khí tốt.
Tốt nhất là miếng đất có phía trước thoáng rộng, phía sau là đất cao để tựa lưng nhà, hai bên là hai cánh tay để hứng gió đến. Bạn có thể hiểu một miếng đất bên trái có dòng chảy, bên phải có đường cái, trước mặt có ao, phía sau có gò đất là mảnh đất quý hiếm. Một miếng như vậy sẽ có phong tàng khí tụ, nhà ở sẽ có nhiều sinh khí.
Chủ nhà có mệnh quái Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc, Hỏa) thì hướn đất tốt là hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam. Chủ nhà mệnh Tây tứ mệnh ( Kim, Thổ) thì hướng đất tốt là hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Tuy nhiên yếu tố này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì có nhiều cách hóa giải khi không đạt yêu cầu này. Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là hướng thích hợp cho mọi mệnh quái chủ.
( Theo Giadinhvietnam)
Batdongsan24h.com.vn
KHU VỰC HÀ NỘI
KHU VỰC TP.HCM