27/06/2017
Cùng chủ đề: Kiến trúc - Xây dưng
Ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, phát biểu trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ngày 22-3 rằng: “Do hạn chế nguồn cung nên giá cát ở An Giang cũng như nhiều địa phương khác tại ĐBSCL tăng mạnh, có nơi tăng 200%-300%”.
Cũng trong cuộc họp, các đại biểu các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long cho biết, do việc cấp phép khai thác cát đang bị ngưng dẫn đến cung không đủ cầu nên một loạt công trình giao thông chậm tiến độ chứ không phải trữ lượng cát tại địa phương không đủ cung ứng cho các công trình.
Lãnh đạo tỉnh Trà Vinh cho biết thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã đóng 36 mỏ cát, hiện nay chỉ còn lại sáu mỏ. Từ khi đóng cửa các mỏ, giá cát tăng đột biến nên hầu như các công trình xây dựng cơ bản đều bị ách tắc. Hiện Trà Vinh đã phải chỉ đạo không cho xuất cát ra ngoài tỉnh để tập trung xây dựng các công trình công ích.
Rất nhiều gói xây dựng tại tỉnh Đồng Tháp cũng đang bị chậm tiến độ do thiếu cát. "Hiện tỉnh vẫn còn 3 triệu m3 cát để phục vụ các dự án trong tỉnh đến cuối năm nay. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là cát đội giá quá cao, 200%-300% so với năm trước". Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết.
Một dự án khai thác cát tại huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Ảnh: GT
Ông Lâm Quang Thi cho biết, hiện rất nhiều dự án nạo vét thông luồng kết hợp khai thác cát khoáng sản bị tạm dừng. Lý do là theo quy định hiện hành (Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường) thì muốn tận thu khoáng sản phải có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), muốn nạo vét thông luồng phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Nhưng khi được hỏi, đa số người dân không đồng ý cho khai thác cát vì e ngại gây sạt lở.
Ông Thi kiến nghị đối với các dự án nạo vét thông luồng, Chính phủ cho các tỉnh tự thực hiện đánh giá tác động môi trường và sẽ chịu trách nhiệm với Chính phủ nếu xảy ra sai sót.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cũng kiến nghị Chính phủ nên giao Bộ GTVT và các tỉnh khảo sát từng dự án cụ thể. Những dự án đủ điều kiện (như không gây sạt lở, thay đổi dòng chảy, đảm bảo cân bằng sản lượng cung cầu…) thì Chính phủ cho phép các tỉnh được chủ động cấp phép khai thác cát.
Batdongsan24h.com.vn
KHU VỰC HÀ NỘI
KHU VỰC TP.HCM