Bất động sản 24h

Nhà xã hội: Không phải có tiền là mua được

22/08/2015

Để mua được 1 căn nhà xã hội ở thời điểm hiện tại không phải quá khó. Nhưng cũng không quá dễ, khi mà các thủ tục để mua nhà xã hội thực sự khắt khe dẫu người mua nhà có bỏ ra cr mấy trăm triệu cũng có khả năng trắng tay vì hồ sơ mua nhà không đủ điều kiện.

Để mua được 1 căn nhà xã hội ở thời điểm hiện tại không phải quá khó. Nhưng cũng không quá dễ, khi mà các thủ tục để mua nhà xã hội thực sự khắt khe dẫu người mua nhà có bỏ ra cr mấy trăm triệu cũng có khả năng trắng tay vì hồ sơ mua nhà không đủ điều kiện.

>> Tham khảo thêm giá bán nhà mặt phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy

Trắng tay vì " mua chui " nhà xã hội

Hiện nay để có được 1 căn nhà xã hội thì khách hàng phải làm rất nhiều thủ tục pháp lý để được cấp phép mua nhà. Tuy nhiên, một số sàn giao dịch hiện tại đan

Thực tế hiện nay nhiều sàn giao dịch địa ốc rao thuê mua, thuê nhà ở xã hội trái với quy định pháp luật. Thậm chí, yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước một khoản tiền hàng chục triệu đồng để có thể giữ chỗ. Trước thực trạng này, Luật sư Bùi Quang Hưng (thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, điều đó sẽ rất nguy hiểm cho khách hàng bởi có thể mất trắng một sô tiền lớn mà không được gì.

Theo ông Hưng, Bộ Xây dựng đã quy định không được rao bán nhà ở xã hội tại các sàn giao dịch. Khách hàng muốn mua phải chuẩn bị hồ sơ gửi tới chủ đầu tư xét duyệt. Tiếp đó, chủ đầu tư cần phải trình lên ban ngành quản lý thành phố đưa ra quyết định cuối cùng những hồ sơ nào được mua. Do đó, việc các sàn giao dịch địa ốc rao bán nhà ở xã hội là một việc làm bất hợp pháp.

Chính hành vi “bán chui” này của các sàn giao dịch sẽ khiến khách hàng gặp phải các hệ quả pháp lý nghiêm trọng. Luật sư Bùi Quang Hưng phân tích, việc đặt tiền để giữ chỗ mua nhà ở xã hội cho bên thứ ba có thể dẫn đến hai vấn đề sau. Một là nếu giao dịch mua nhà được tiến hành thì có thể khách hàng cũng không được cấp sổ đỏ bởi chính quyền không cho phép mua bán nhà ở xã hội thông qua bên thứ ba.

Hai là nếu giao dịch không tiến hành được thì khách hàng khó có thể đòi lại số tiền đặt cọc giữ chỗ lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Bởi vì, chẳng cơ quan chính quyền nào công nhận cho việc đặt cọc này là hợp pháp.

Khi trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô JSC), chủ đầu tư của dự án nhà ở xã hội EcoHome 2, một dự án gần đây đang rất được quan tâm khẳng định, việc cho thuê, bán các căn hộ nhà ở xã hội thuộc dự án này không thực hiện thông qua bất cứ một bên thứ ba nào,. Vì thế, khách hàng cần phải tỉnh táo trước khi đưa ra quyết định tránh bị lợi dụng để trục lợi bất chính.Cùng quan điểm trên, theo Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, khách hàng mua nhà ở xã hội tin vào lời môi giới của bên thứ ba có thể “tiền mất tật mang” khi không được chủ đầu tư và chính quyền công nhận.

Người mua nhà ở xã hội nên cẩn trọng

Bên cạnh đó, ông Ngọc còn cho biết thêm, hiện nay có hiện tượng giao dịch thuê mua, thuê nhà ở xã hội giữa các cá nhân với nhau khi chưa đủ thời gian thuê mua, thuê như trong quy định.

Theo quy định, thời hạn thuê mua, thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm. Sau khoảng thời gian đó, cá nhân mới có thể cho người khác thuê mua, thuê lại. Tuy nhiên, thực tế có hộ gia đình chỉ cư trú được vài tháng lại cho người khác thuê mua, thuê mà chính quyền và chủ đầu tư không biết.

Ông Ngọc cho biết, việc giao dịch thuê mua, thuê nhà ở xã hội giữa những cá nhân với nhau khi chưa đủ thời gian cư trú 5 năm chắc chắn không được chủ đầu tư và chính quyền địa phương công nhận. Đây chỉ là thỏa thuận giữa những cá nhân với nhau. Trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, khách hàng chắc chắn sẽ phải chịu nhiều rùi ro pháp lý. Người mua có thể mất trắng số tiền giao dịch, còn bên bán có thể sẽ bị chính quyền xử phạt buộc phải trả lại căn hộ và không được tham gia mua bán nhà ở xã hội trong nhiều năm sau đó. Bên cạnh đó, mọi giao dịch giữa các cá nhân khi chưa đủ 5 năm còn bị xem xét xử lý theo pháp luật hình sự

Đối với việc mua nhà ở xã hội, đại diện của Thủ Đô JSC đã đưa ra lời khuyên, hiện nay vì nhu cầu nhà ở xã hội đang vô cùng lớn, trong khi nguồn cung có phần hạn chế, đặc biệt là đối với các dự án nhà ở xã hội có hạ tầng tốt nảy sinh tâm lý nôn nóng, sốt ruột muốn muốn mua, thuê nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, chính tâm lý này của người mua đã tạo điều kiện cho bên thứ ba tung ra những chiêu trò để chuộc lợi. Để phòng tránh tình trạng này, khách hàng cần cẩn trọng, bình tĩnh, không nên tin vào lời mời chào, quảng cáo và nhất là tuyệt đối không nên nhận chuyển nhượng nhà ở xã hội từ bên thứ ba.

Theo Pháp luật Việt Nam

Batdongsan24h.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC